Thứ Năm, 28 tháng 3, 2019

Kinh nghiêm chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong dân gian - yhoccotruyensaigon

Tags

Viêm mũi dị ứng là một trong những bệnh về đường hô hấp rất thường gặp với cơ chế bệnh sinh là sự phản ứng lại với một số loại dị nguyên nhất định. Bệnh có những biểu hiện điển hình là hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi và tắc mũi, sốt nhẹ... Để điều trị viêm mũi dị ứng, ngoài việc hạn chế tiếp xúc với những dị nguyên thì người bệnh có thể áp dụng một số kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh viêm mũi dị ứng hay trong dân gian để nhanh chóng đẩy lùi bệnh tật.

Viêm mũi dị ứng là bệnh rất hay gặp, không chỉ ở người lớn mà cả trẻ em do tiếp xúc với các dị nguyên gây bệnh: thời tiết thay đổi, môi trường ô nhiễm, khói bụi…. Vậy làm thế nào khi bạn bị viêm mũi dị ứng, cách chăm sóc và chế độ ăn uống sao cho phù hợp để trẻ mau khỏe mạnh, nên uống thuốc nào là hiệu quả nhất.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng 

Triệu chứng dễ nhận thấy nhất là trẻ hay hắt hơi từng tràng hoặc từng cái một, ngứa mũi, chảy nước mũii. Một số bệnh nhân có thể kèm theo những biểu hiện như: Ở người lớn thường kêu nhức đầu, hoặc đau mỏi tay chân; Trẻ nhỏ thì quấy khóc, bắt bế…Nếu ở trẻ mới sinh mũi dễ bị tắc do lỗ mũi rất nhỏ trong khi đó trẻ lại chưa có thói quen thở bằng miệng nên rất dễ bị khó thở, có hiện tượng co kéo ở thượng ức và thượng đòn. Hai hốc mũi trẻ sung huyết đỏ và ứ đọng nhiều dịch. Trẻ khó bú vì mỗi lần ngậm vú trẻ lại bị ngạt thở, tím tái hoặc bỏ bú ra giãy giụa và khóc thét lên.

tác nhân chính gây ra bệnh

Ở một số trường hợp nặng, nếu không điều trị kịp thời cũng dễ dẫn tới tình trạng trẻ bị viêm tai giữa. Viêm tai giữa có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng ở trẻ như gây thủng màng nhĩ, làm giảm sức nghe.

Kinh nghiêm chữa bệnh viêm mũi dị ứng trong dân gian

kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng ở yhoccotruyensaigon

Để hạn chế không cho người bệnh tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng. Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho người bệnh tiếp xúc với các loại vật nuôi. Cần vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển. Cần vệ sinh răng miệng hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để người bệnh tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi. Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho người bệnh , nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân. Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc đi ngoài đường vừa về đến nhà.
Tăng cường cho người bệnh ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho người bệnh , nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng.

  • Bài thuốc 1: Hoa Ngũ Sắc tím tươi, lá Khế tươi, lá Bạc Hà tươi. Tất cả đem rửa sạch, nghiền nát, rồi đem gói vào tấm băng gạc để nhét vào lỗ mũi, mỗi bên để 15 phút thì lấy ra.
  • Bài thuốc 2: Hoa Ngũ Sắc tím tươi lấy 10 cái, đem rửa thật sạch rồi nghiền nát, ngâm với 10ml cồn. Sau đó lọc qua gạc sạch lấy nước cốt. Dùng bông thấm nước cốt này rồi đặt vào lỗ mũi, mỗi bên 10 phút.
  • Bài thuốc 3: Lá Nga Bất Thực Thảo rửa thật sạch, giã nát rồi gói lại trong tấm gạc sạch, nhét vào lỗ mũi, mỗi bên 10 phút.
  • Bài thuốc 4: Lá Nga Bất Thực Thảo, Tân Di, đem sắc lấy nước, sau đó lọc qua gạc sạch rồi nhỏ vào lỗ mũi. Thực hiện cách này mỗi ngày ba lần.

  • EmoticonEmoticon